Emerald-coloured lake during the day

Hồ Nhật Nguyệt: Viên ngọc ở trung tâm Đài Loan

Tựa mình vào dãy núi Trung Ương, Nhật Nguyệt Đàm (日月潭 ) là hồ nước lớn nhất Đài Loan. Nơi đây được biết đến nhờ vào phong cảnh thiên nhiên hữu tình, với hồ nước màu lam ngọc bao bọc bởi những rặng núi ẩn hiện trong làn sương sớm. Bờ Đông của hồ tròn như mặt trời, trong khi bờ Tây lại dài và hẹp như vầng trăng khuyết. Vì thế mà hồ được đặt tên là hồ Nhật Nguyệt.

Trên thực tế, Nhật Nguyệt Đàm là do con người tạo ra. Nơi đây từng tồn tại hai bể hồ tự nhiên. Nhưng dưới tác động của việc xây dựng đập nước vào những năm 1930, hai hồ này đã hòa làm một. Từ đó tạo nên hồ Nhật Nguyệt ngày nay. Ở trung tâm của hồ là hòn đảo Lalu – vùng đất thiêng của dân tộc Thao. Họ là những người đầu tiên tìm thấy vùng hồ trù phú, xinh đẹp này và đã sinh sống tại đây từ rất lâu.

Khung cảnh rừng núi quanh hồ
Hoàng hôn nhuộm vàng Nhật Nguyệt Đàm

1. Vẻ đẹp muôn màu

Vẻ đẹp của Hồ Nhật Nguyệt dường như thay đổi trong ngày. Vào lúc mặt trời chưa ló dạng, Hồ Nhật Nguyệt được che phủ bởi một màn sương huyền ảo. Toàn cảnh chỉ độc một màu xanh của bầu trời. Khi mặt trời lên cao, bức màn sương được hé mở, lộ ra một khung cảnh đẹp như tranh vẽ.

Nước hồ Nhật Nguyệt chuyển dần sang màu xanh ngọc. Nó dường như phản chiếu khung cảnh đầy màu xanh của núi rừng bao quanh. Lúc chiều tà, toàn bộ vùng hồ lại trở nên lấp lánh ánh vàng. Dù bất kì thời điểm nào trong ngày, vẻ đẹp của Hồ Nhật Nguyệt đều rất khó để diễn tả bằng lời.

Sương phủ mặt hồ
Hồ chuyển sang màu lam ngọc khi mặt trời lên cao
Nắng chiều lấp lánh trên mặt hồ
Advertisements

2. Văn Võ Miếu

Một địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Hồ Nhật Nguyệt chính là Văn Võ Miếu ( 日月潭文武廟). Nằm ở bờ Bắc của hồ Nhật Nguyệt, ngôi đền này được xây dựng lần đầu vào năm 1938 trên nền của hai ngôi đền cổ. Đến năm 1969, khi Hồ Nhật Nguyệt phát triển du lịch, Văn Võ Miếu cũng được trùng tu và mở rộng.

Cũng như Nhà hát Quốc gia Đài Bắc, Văn Võ Miếu mang dáng dấp của một cung điện Trung Hoa. Công trình bao gồm ba điện thờ riêng biệt, xây dọc theo sườn đồi. Điện thờ đầu tiên là dành cho ông tổ của vùng đất này (Kaiji) và Văn Xương Đế Quân – vị thần chủ quản công danh phúc lộc của giới nho sĩ. Lên thêm một tầng là nơi thờ phụng hai vị danh tướng là Nhạc Phi và Quan Công – người được mệnh danh là Võ Thần của Trung Quốc. Ngôi đền cao nhất là dành cho Đức Khổng Tử, cha đẻ của Đạo Giáo và nền văn hóa Trung Hoa.

Văn Võ Miếu
Đại điện của Văn Võ Miếu
Những chiếc chuông gió treo trong Văn Võ Miếu

3. Kim Long Sơn

Cách hồ Nhật Nguyệt không xa là Kim Long Sơn (金龙山) – một địa điểm lý tưởng để ngắm mặt trời mọc. Tuy không may mắn bắt gặp được biển mây và mặt trời cũng bị mây mù che phủ, nhưng khung cảnh nhìn từ đỉnh núi cũng đẹp như một bức tranh thủy mặc. Tại đây, tôi đã được chiêm ngưỡng những ngọn núi hùng vĩ thuộc dải núi Trung ương ẩn hiện trong màn sương kì ảo. Nhìn từ xa trông chúng như những hòn đảo nổi trên một biển sương mù.

Kim Long Sơn trước lúc bình minh
Đường lên đỉnh Kim Long Sơn
Những ngọn núi ẩn hiện trong màn sương kì ảo

Kinh nghiệm du lịch hồ Nhật Nguyệt

  • Từ ga tàu cao tốc Đài Trung có shuttle bus đưa du khách đến hồ Nhật Nguyệt. Ra khỏi ga ở cửa số 5, và đi đến bãi đỗ số 3. Xe chạy khá thường xuyên và hành trình mất khoảng một giờ.
  • Thời gian biểu và giá vé có thể xem tại website của công ty xe bus Taiwan Tourist Shuttle. Tại đây cũng có bán những package hay combi-ticket để du khách thuận tiện du lịch hồ Nhật Nguyệt.
Advertisements
Advertisements

2 thoughts on “Hồ Nhật Nguyệt: Viên ngọc ở trung tâm Đài Loan”

Leave a ReplyCancel reply